BLOG, Tư vấn kỹ thuật

Những lưu ý cho việc lắp đặt điện mặt trời áp mái tại thời điểm chưa có giá fix 3

Tính toán kỹ sản lượng sử dụng và dùng ban ngày. Điện mặt trời là hệ thống sản sinh ra điện dựa trên bức xạ của mặt trời. Hiểu một cách nôm na thì nó sẽ chỉ có vào ban ngày. Nên lắp đặt điện mặt trời để đạt được hiểu quả tối ưu không phải hình thức cũng là thích lắp bao nhiêu thì lắp mà chúng ta sẽ phải tính toán lắp đặt để hệ thống có mức sản sinh tương đương với lượng sử dụng điện ban ngày. Làm được như vậy thì thấy hiệu quả đầu tư của chúng ta sẽ là lớn nhất khi chúng ta sẽ không bị lãng phí khối lượng điện dư thừa hàng ngày khi một số ta không sử dụng tới.

Có nên lắp đặt điện mặt trời khi chưa có giá bán cho EVN?

Một số khách hàng có câu hỏi. Khi chưa có giá bán cho EVN thì chúng tôi có nên lắp đặt điện mặt trời hay không. Câu trả lời rất rõ ràng là việc có hay không có giá bán cho EVN cũng sẽ không ảnh hưởng đến việc chúng ta sẽ phải móc tiền hàng tháng từ chính hầu bao của chúng ta để thanh toán cho EVN, giá trị lượng điện mà chúng ta đang phải mua với mức giá rất cao để sử dụng. Và giá bán điện cho EVN thì thường sẽ nhỏ hơn rất nhiều so với việc mà cái giá mua mà chúng ta mua từ EVN. Với mục đích ban đầu là tiết kiệm tiền điện thì đương nhiên ta phải tính từ cái nơi có giá trị lớn nhất đó là loại bỏ phần lớn số tiền mua điện thay vì kiếm lời từ việc bán điện.

Hiện tại giá điện sinh hoạt bậc 6 đang là 3.200 số số trong khi đó giá bán điện cho EVN đang là 1900đ/kwh. Dễ dàng nhận ra được là giá trị của một số điện sẽ chênh nhau 1,5 lần giữa việc gọt bớt được chi phí tiền điện và việc bán ra. Tức là gì? Để cùng ra được một giá trị tiền lãi thì chi phí đầu tư cho việc bán điện sẽ phải lớn gấp rưỡi chi phí đầu tư cho việc tiết kiệm điện. Điều này đúng với mọi địa điểm tại Việt Nam khi bạn tính toán để gọt đi mức mua điện bậc 6.

Hãy chọn inverter có khả năng chống phát ngược lên lưới

– Hãy chọn các sản phẩm inverter có khả năng chống phát ngược lên lưới. Lý do đa số công tơ của điện lực hiện tại là làm công tơ điện tử một chiều. Công tơ điện tử 1 chiều sẽ tổng toàn bộ lượng điện hệ thống của bạn sản sinh ra nhưng không dùng tới và đẩy ra ngoài lưới cộng thêm vào sản lượng bạn đang mua hàng tháng của EVN. Tức là bạn đang phải trả tiền cho cái phần thừa này. Giải pháp sẽ là một sản phẩm mà có khả năng chống phát ngược lên lưới. Những sản phẩm như này thì nó sẽ chặn không cho đẩy điện thừa ra ngoài lưới. Hệ thống đo đếm qua CT của inverter sẽ làm nhiệm vụ đo tải sử dụng từ đó quyết định việc hệ thống được phép sản sinh ra bao nhiêu công suất.

Tính toán bức xạ trước khi lắp đặt

Tính toán lượng bức xạ tại khu vực mà Bạn dự định lắp. Yếu tố này sẽ giúp các bạn tiết kiệm được chi phí đầu tư rất là nhiều vì không phải cùng một nhu cầu ở hai khu vực khác nhau và sẽ lắp cùng hai thế hệ thống giống nhau.

Tôi sẽ là một bài toán cụ thể như sau:

Gia đình sử dụng điện sinh hoạt với nhu cầu sử dụng với một cái lượng tiền là 1.000.000₫ một tháng. Thì khi đưa vào tính toán thiết kế bảng sẽ đưa ra cho tôi con số khoảng tầm 400 kwh/tháng. Giả sử hai nhà này có mức sử dụng ban ngày là giống nhau đều là mức ban ngày 50% và ban đêm sử dụng 50%. Tôi sẽ đưa vị trí hai nhà này là khác nhau. Cụ thể là Hà Giang và Ninh Thuận.

Theo tính toán Hà Giang là nơi có cái thời gian nắng chỉ đạt được 2,8 giờ nắng một ngày. Các bạn sẽ hỏi tôi căn cứ vào đâu để tính? Thì xin thưa là giá trị này là được tính theo các hệ thống mà chúng tôi có thông tin trong vòng một năm và chia đều ra. Không theo một cái hướng dẫn nào cả. Cái thông tin đưa vào bài tính này là một con số mà được tính toán trên cái kết quả trực tiếp- Bác nào ở 2 khu vực này có thể lấy thông số của nhà mình để so sánh.. Thì ở đây nhà của Hà Giang sẽ rất cần lắp là 2,2 Kwp và sản lượng trung bình tháng là 193 kwh sản lượng năm là 2312 kwh

Cấu tạo pin mặt trời

Ta qua nhà Ninh Thuận. Ninh Thuận là rốn bức xạ ở Việt Nam, số giờ nắng trung bình năm và số đo được ở đây thông qua các cái kết quả trực tiếp là 4,7h. với cái bức xạ tuyệt vời như vậy thì một ngày ở Ninh Thuận cùng với một cái nhu cầu như trên thì chỉ cần lắp đến 1,4 Kwp thôi là đã giải quyết được vấn đề rồi . Sản lượng hàng tháng vẫn là 193 km. sản lượng năm là 2312 km.

Chúng tôi sẽ đưa vào trong cái clip ở phía dưới để mọi người có thể tham khảo clip Chúng ta thử xem có cái bàn tính toán cái lượng sản sinh ra của một thế hệ thống phần lắp trong vòng một năm 12 tháng trong một năm. Những khách hàng cần tư vấn tính toán có thể theo form liên hệ để gửi yêu cầu cho chúng tôi.

Lựa chọn đơn vị có khả năng tư vấn và kinh nghiệm thi công tốt.

Điện mặt trời là một cái cái tựa đầu tư dài hơi nên nó đòi hỏi thời gian để mang lại hiệu quả cao. Bất cứ một hệ thống điện mặt trời nào không đảm bảo được yếu tố hoạt động theo thời gian dài sẽ là một hệ thống điện mặt trời thất bại. Đồng nghĩa với việc tiên đầu tư của chủ đầu tư mất đi và hiệu quả chả đâu vào đâu. Để đảm bảo cho một cái hệ thống ứng tiền mặt trời có thể đi dài hơi thì chúng ta nên chọn cá nhân đơn vị có khả năng tư vấn tốt, cái này khách hàng có thể dễ dàng nhận ra ngay trong quá trình tư vấn. Thứ hai là kinh nghiệm thi công cái này sẽ thể hiện trên phương án thi công và thứ ba là chế độ hậu mãi.

Đừng quá dễ tính khi lắp đặt điện mặt trời áp mái.

Tại sao có câu nói này. Thường thì các chủ đầu tư như cá nhân với mô hình nhỏ sẽ chỉ quan tâm cái việc là khi mà anh làm xong thì hệ thống của tôi hoạt động hay không? Việc này không phải việc thể hiện ở trên cái Inverter là nó chuyển xuống bao nhiêu công suất hay trên app theo dõi. Nhưng để đảm bảo hệ thông hoạt động ổn định lâu dài. Chủ đầu tư lên tham gia vào các quá trình kiểm tra sau khi hệ thống hoàn thiện ví dụ như là việc đo điện trở đất của tiếp địa hay điện trở cách điện của dây dẫn, kiểm tra chất lượng điện năng v.v….. Khi chủ đầu tư đã có những cái kết quả kiểm tra này thì chúng ta có thể đưa vào một cái biên bản xác nhận nghiệm thu Lúc này chúng ta hoàn toàn có căn cứ để yêu cầu bảo hành nếu lỗi phát sinh liên quan tới các chỉ số nêu trên.

Ví dụ rất nhỏ cái việc kéo dây điện DC ở trên mái tôn. thường thì rất đơn giản. nhưng dây DC thì rất hay trước khi đi qua cái các cạnh còn bavia và các góc của mái tôn. Và thường thì các lỗi này nếu như xuất hiện luôn thì bên thi công người ta sẽ có mấy cái phương án để khắc phục ngay lập tức. Không ảnh hưởng gì. Nhưng nếu không phát hiện ra luôn ngay khi mà mình đóng hệ thống mà một thời gian sau đó mới dò ra thì sẽ rất khó xử lý. Thậm chí có 1 số lỗi do thi công sẽ được liệt và diện không được bảo hành như lỗi để xảy ra hiện tượng ngắn mạch như trên. Vì vậy quá trình đo kiểm tra đưa vào biên bản nghiệm thu là hoàn toàn cần thiết.

Đừng vì tiết kiệm chi phí mà bỏ qua các thiết bị đảm bảo an toàn cho hệ thống.

-Các thiết bị đảm bảo an toàn cho hệ thống điện mặt trời có tỉ lệ phần trăm chi phí rất nhỏ so với chi phí toàn hệ thống. nhưng thường thì lại hay bị bỏ đi hoặc là sẽ chọn những cái thiết bị mà nó có cái giá thành thấp hơn sơn với mục đích là tối ưu chi phí hệ thống. Việc này thường sẽ để lại hậu quả khá lớn vì khi đó hệ thống sẽ không được đảm bảo an toàn đúng theo cái chỉ số số trên tính toán thiết kế.